Diễn giải Tuổi của vũ trụ

Mô hình Lambda-CDM mô tả sự tiến hóa của vũ trụ từ một trạng thái nguyên sơ rất đồng nhất, nóng, đặc cho đến trạng thái hiện tại qua quãng thời gian khoảng 13,8 tỷ năm[3] thời gian vũ trụ. Mô hình năm được hiểu rõ một cách lý thuyết và được hỗ trợ rất lớn bởi quan sát thiên văn học gần đây có độ chính xác cao như là WMAP. Ngược lại, lý thuyết về nguồn gốc của trạng thái nguyên sơ vẫn còn vẫn phỏng đoán. Nếu ngoại suy mô hình Lambda-CDM ngược lại trạng thái cổ nhất được biết rõ, nó nhanh chóng (trong một phần nhỏ của giây) lên tới điểm kì dị gọi là "điểm kì dị Big Bang". Điểm kì dị này thông thường không có ý nghĩa vật lý quan trọng, nhưng rất thuận tiện để trích dẫn số lần đo được "kể từ Vụ Nổ Lớn" mặc dù chúng không tương ứng với thời gian có thể đô một cách thể chất. Ví dụ, "10−6 giây sau Vụ Nổ Lớn" là một kỷ nguyên được xác định rõ trong sự tiến hóa của vũ trụ. Nếu đề cập đến kỷ nguyên đó là "13,8 tỷ năm trừ 10−6 năm trước", độ chính xác của ý nghĩa sẽ bị mất đi vì khoảng thời gian nhỏ bé sau đó sẽ bị áp đảo bởi độ không chắc chắn của khoảng thời gian trước.

Mặc dù vũ trụ có thể theo lý thuyết có lịch sử dài hơn, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế[4] hiện tại sử dụng "tuổi của vũ trụ" có ý nghĩa là khoảng thời gian mở rộng Lambda-CDM, hoặc bằng với khoảng thời gian trôi qua kể từ Vụ Nổ Lớn cho đến Vũ trụ quan sát được hiện tại.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tuổi của vũ trụ http://www.astro.ubc.ca/people/scott/bbage.html http://www.krysstal.com/scale.html http://background.uchicago.edu/~whu/metaanim.html http://background.uchicago.edu/~whu/physics/anim2.... http://background.uchicago.edu/~whu/physics/anim3.... http://www.astro.ucla.edu/~wright/age.html http://www.astro.ucla.edu/~wright/cosmolog.htm //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16577160 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC522427 http://www.esa.int/Our_Activities/Space_Science/Co...